Không gia hạn dùng hóa đơn của Bộ Tài chính

24/07/2019

15728<

>

8<

>

/2011-03-26-khong-gia-han-dung-ho-a-don-cua-bo-tai-chinh-<

>

(VEF.VN) - Sau 31/3/2011, các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn của mình. Sáng 26/3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức xác nhận, sẽ không vì còn hơn 6.400 doanh nghiệp chưa lo được việc đặt, tự in hóa đơn, mà tăng thêm thời hạn sử dụng hóa đơn theo cơ chế cũ, do Bộ Tài chính phát hành.

<

id="VietAd">

Như Diễn đàn Kinh tế Việt Nam đã đưa tin, hiện cả nước còn tới hơn 6400 doanh nghiệp chưa lo được hóa đơn ở 15 tỉnh thành. Trong đó, tập trung ở TP Hồ Chí Minh, có hơn 4000 DN, ở Hà Nội là hơn 2000 DN, ở Bình Dương còn 400 DN, ở Đắc Lắc 93 DN, Bạc liêu có 15 DN... Ở các tỉnh còn lại, mỗi Cục thuế còn khoảng 10-12 DN gặp vướng mắc.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã có cuộc trao đổi với báo chí sáng 26/3 về vấn đề này.

Cán bộ thuế sẵn sàng tới doanh nghiệp in giúp hóa đơn

Thưa ông, 31/3 là hạn cuối cùng sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính và các DN sẽ phải sử dụng hóa đơn tự in hoặc đặt in của mình. Với tình hình trên, Bộ có dự kiến gia hạn thời hạn này không?

Tôi chính thức khẳng định quan điểm sẽ không lùi thời hạn này nữa. Về thẩm quyền, việc gia hạn này phải là Thủ tướng, nhưng Bộ Tài chính sẽ không trình Thủ tướng lùi thời hạn này. Cả nước có hơn 400.000 DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính tới hôm qua, 25/3/2011, chúng ta còn hơn 6000 doanh nghiệp chưa  đặt hóa đơn tự in. Tôi cho rằng, không nên vì số 6000 DN này mà ảnh hưởng tới cơ chế mới này. Hãy đặt câu hỏi, tại sao 400.000 doanh nghiệp làm được mà 6000 DN này lại không làm được, trong khi họ đã có thời gian từ 3 - 6 tháng gia hạn. Trong nền kinh tế thị trường, ngay cả việc lo tự in hóa đơn cho mình mà lại không làm được. Vậy xem lại năng lực DN đó như thế nào? Cứ thế này thì làm sao mà tranh giành hợp đồng với thế giới.

Chúng tôi coi đây là một thách thức lớn sẽ phải vượt qua.

Vậy, hơn 6000 DN còn vướng mắc, Bộ có giải pháp hỗ trợ như thế nào?

Chúng tôi cam kết là sẽ quyết tâm hỗ trợ hết sức cho các doanh nghiệp. Chúng tôi đã giao cho Tổng Cục Thuế, chỉ đạo tới các Cục thuế các tỉnh phải có trách nhiệm giúp các DN. Trực tiếp các Chi cục trưởng các chi cục thuế tại các địa phương phải làm việc với các nhà in, điều phối cung cầu in và đặt in. Dự kiến có 7000 cán bộ thuế được tập huấn và chúng tôi cử đội ngũ cán bộ này đi đến từng DN để hỗ trợ, hướng dẫn. Thậm chí, chúng tôi sẽ sẵn sàng bê máy in tới DN in giúp.

Thưa ông, Tổng Cục Thuế giới thiệu có 4 doanh nghiệp cung cấp 4 phần mềm in hóa đơn miễn phí cho doanh nghiệp nhưng trên thực tế, có thể họ yêu cầu doanh nghiệp phải mua phần mềm kế toán của họ thì mới tích hợp được. Ông có ý kiến gì?

Đối với cơ quan thuế, đúng là có một lo ngại đối với phần mềm. Khi bắt đầu vào cuộc này vấn đề này, chúng ta phải thay đổi nhận thực. Việc hỗ trợ doanh nghiệp là trách nhiệm của cơ quan thuế. Còn động lực của các doanh nghiệp phần mềm lại là thưong mại.

Do vậy, chúng tôi yêu cầu họ phải cam kết tối thiểu tối thiểu 6 tháng -1 năm về vấn đề này, loại trừ ngay việc anh yêu cầu doanh nghiệp phải có kết nối này nọ với phần mềm miễn phí.

Ngoài ra, vì tôi còn là Phó chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quốc gia nữa. Hội đồng sẽ gây sức ép xuống để các doanh nghiệp không tăng chi phí. Vì thực chất, các doanh nghiệp phần mềm phải có liên kết với cơ quan Nhà nước thì mới làm được việc cung cấp đó. Chưa có đơn vị đủ lớn nào để tạo dựng cạnh tranh sạch nên cần có vai trò của NN.

Sẽ tăng cường kiểm tra mạnh về khấu trừ thuế, hoàn thuế

Thưa ông, vừa qua, các DN đã phản ánh phải chạy cơ quan thuế để được mua hóa đơn.  Giá in 1 quyển hóa đơn vốn 20.000 đồng đã tăng lên 1-2 triệu đồng. Ông có ý kiến gì để hỗ trợ DN tốt hơn?

Đúng là trong tháng 12 năm ngoái, có xảy ra trường hợp giá thành in cao. Chúng tôi đa kiểm ra và đã yêu cầu rõ ràng các đơn vị in này phải niêm yết giá, thực hiện theo Pháp lệnh giá. Chúng tôi đã có kinh nghệm năm 2009, cơ quan Nhà nước được quyền thu hồi chênh lệch khi có dấu hiệu vi phạm Pháp lệnh giá. Trên thực tế, khi chúng tôi chưa thực hiện việc như vậy nhưng biện pháp đó đã tạo áp lực buộc các nhà in đã phải điều chỉnh. Sau tết Âm lịch, tình trạng tăng giá in hóa đơn đã không xảy ra nữa.

Trường hợp này là ở TP Hồ Chí Minh, có 1 DN đã nhận đặt in hóa đơn cho hơn 1000 DN, quá khả năng đáp ứng của họ. Đầu tháng 3, tôi đã yêu cầu các cơ quan thuế đứng ra mời đại diện DN đặt in đến và mới các DN in đến để điều phối. Cơ quan thuế phải nắm được tiến độ in của các nhà in, chủ động thúc đẩy quan hệ hệ cung cầu trong vấn đề này.

Tuy nhiên, các DN vẫn rất lo ngại rủi ro khi phải tự sản xuất hóa đơn như vậy. Ông có thể cho biết giải pháp cụ thể trong việc giám sát việc tự in, đặt in hóa đơn, tránh tình trạng thất thoát hóa đơn?

Chúng tôi đã lường trước được các rủi ro có thể xảy ra. Giả sử, nếu có một doanh nghiệp để thất thoát hóa đơn, kẻ gian nếu muốn dùng hóa đơn đó để khấu trừ thuế ở cơ quan thuế thì còn phải ăn cắp dấu công ty.

Do vậy, chúng tôi thực hiện cơ chế hậu kiểm năm nay trong việc hoàn thuế, khấu trừ thuế rất chặt chẽ. Năm nay, chúng tôi sẽ kiểm tra 100% các DN, riêng tại thành phố lớn có thể kiểm tra 70%, số 30% doanh nghiệp còn lại sẽ kiểm tra sau.

Ngoài ra, việc mua vật tư hàng hóa trong sản xuất chẳng hạn còn có định mức vật liệu nữa. Ví dụ định mức 3 tấn bạch đàn là ra 1 tấn giấy. Do đó, căn cứ đơn vị khai báo bất thường về tỷ lệ thuế Giá trị gia tăng bất thường về mua nguyên vật liệu là phải kiểm tra.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ kiểm tra mạnh việc thanh toán của các ngân hàng và tăng cường kiểm tra việc chấp hành của các nhà in. Cơ quan thuế vừa rồi công bố danh sách hơn 400 doanh nghiệp in, chúng tôi sẽ kiểm tra một số điểm.

Thưa ông, với một hình thức hóa đơn mới, là do doanh nghiệp phát hành, không do Bộ Tài chính phát hành nữa thì tới đây, Bộ sẽ có qui trình quản lý ra sao?

Chúng tôi đặt ra mốc từ nay tới tháng 5 đưa Nghị định 51 về việc hóa đơn bán hàng hóa đi vào cuộc sống. Giai đoạn này, toàn ngành coi đây là trọng tâm giải quyết vấn đề tự in, đặt hóa đơn cho DN. Bắt đầu từ tháng 5, khi đã quản lý ổn định vấn đề hóa đơn của doanh nghiệp rồi thì nhanh chóng xây dựng qui định pháp luật mới, chuẩn bị những điều kiện về con người, qui trình, cơ sở hạ tầng để sớm chuyển sang thực hiện một qui trình mới về quản lý hóa đơn.

Chúng tôi cố gắng học tập kinh nghiệm các ngành đã làm tốt việc này. Cá nhân tôi đã ngưỡng mộ ngân hàng về mặt này, họ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các dòng tiền rất tốt. Chúng tôi cũng học tập ngành hàng không, bưu chính viễn thông trong quản lý nguồn tiền. Ta phải cầu thị. Họ là bậc thầy của ngành thuế trong vấn đề này. Ngoài ra là các bài học tập trực tiếp kinh nghiệm của Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, tiến tới trình độ quản lý trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã cho phép.

<

> <

>

Cùng danh mục

Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, từ ngày 01/11/2014...

Thủ tướng yêu cầu tập trung cải cách thủ tục hành chính Thuế

Theo Thông báo 288/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và cải cách thủ tục hành chính thuế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong những năm qua đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.