Vượt thu ngân sách 2010: Tăng trả nợ, giảm bội chi

21/09/2019

picture<

>

Ủy ban Thường vụ Quốc hội muốn tăng chi cho Quốc phòng.

<

> <

>

NGUYỄN LÊ
20:24 (GMT+7) - Thứ Ba, 26/4/2011

 

Chính phủ đề nghị dành 8.260 tỷ đồng để giảm bội chi ngân sách Nhà nước, song Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng cần tăng lên mức 10.000 tỷ đồng.

Chiều 26/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về phương án phân bổ, sử dụng nguồn vượt thu, dư dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2010.

Theo tờ trình của Chính phủ, thu ngân sách Nhà nước năm 2010 vượt 21,2% (97.670 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 31.070 tỷ đồng so với số đã báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8. Trong đó thu ngân sách Trung ương vượt 48.584 tỷ đồng, thu ngân sách địa phương vượt 49.086 tỷ đồng và số dư dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2010 là 550 tỷ đồng.

Phương án của Chính phủ là 8.260 tỷ đồng sẽ được dành để giảm bội chi ngân sách Nhà nước năm 2010 từ mức 6,2% GDP dự toán đầu năm xuống còn 5,6% GDP. 10.000 tỷ đồng được dành tăng chi trả nợ ngân sách nhà nước năm 2010 và 10.000 tỷ đồng chuyển nguồn đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước năm 2011.

Còn lại 20.874 tỷ đồng được phân bổ sử dụng cho thưởng vượt dự toán thu, hỗ trợ đầu tư trở lại cho Hà Nội và Tp.HCM, bù phần giảm thu còn thiếu do thực hiện chính sách miễn giảm thuế năm 2009 để kích thích kinh tế..

Ủy ban Tài chính - Ngân sách “phê” việc trình phương án vào thời điểm này là “chậm so với quy định”.

Về một số đề nghị cụ thể, cơ quan thẩm tra cũng có ý kiến khác.

Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, trong bối cảnh lạm phát tăng cao hiện nay, đồng thời để sớm thực hiện được mục tiêu giảm dần bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP cần bố trí tăng lên mức 10.000 tỷ đồng (tăng hơn so với số giảm bội chi Chính phủ trình là 1.740 tỷ đồng), tương đương với 5,54% GDP.

Có ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị giảm bội chi ngân sách mạnh hơn, xuống mức 5,5% GDP, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết.

Nguồn tiền để giảm hơn nữa bội chi ngân sách Nhà nước cũng được Ủy ban “gợi ý”. Đó chính là 1.078 tỷ đồng Chính phủ đề nghị hỗ trợ bù giảm thu còn thiếu do thực hiện chính sách miễn, giảm thuế năm 2009 để kích thích kinh tế. Vì việc này các địa phương có thể cân đối được.

Một nguồn nữa cũng nhận được đề nghị chuyển sang để giảm bội chi là số tiền 1.050 tỷ đồng Chính phủ đề nghị bổ sung mua bù 102 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia.

Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, hiện nay số lương thực dự trữ còn khoảng 495.000 tấn, trong khi đó theo chiến lược về dự trữ Quốc gia thì mức dự trữ lương thực bình quân 5 kg thóc/người, với dân số 86 triệu người thì mức dự trữ tối đa khoảng 430.000 tấn là hợp lý.

Ngoài ra, qua giám sát, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy hệ thống kho dự trữ hiện nay đang xuống cấp, không đảm bảo yêu cầu của việc dự trữ có chất lượng. Đồng thời, trong điều kiện lạm phát đang tăng cao, giá lương thực, thực phẩm đang ở mức cao, đề nghị Chính phủ cần xem xét, cân nhắc, không nên mua dự trữ lương thực vào thời điểm giá thóc đang ở mức cao.

Được mời giải thích thêm ngay trước phần thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết chủ trương của Chính phủ là tăng cường dự trữ quốc gia với gạo và xăng dầu.

Về giảm bội chi ngân sách, theo ông Ninh thì “Chính phủ đã bàn đi bàn lại và giảm từ 6,2% GDP xuống 5,6% GDP đã là cố gắng rất lớn với tốc độ nhanh”.

Tuy còn có những băn khoăn và đồng tình với nhiều phân tích của Ủy ban Tài chính – Ngân sách, song đa số ý kiến đều đồng tình với đề xuất của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình cho rằng hiện nay, tiền đầu tư cho bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia còn thấp. Ông Bình đề nghị đầu tư thêm tiền cho sản xuất, bảo quản thiết bị vũ khí. Ngoài ra, nên bổ sung thêm tiền cho bảo vệ biển đảo.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung thêm cho Bộ Quốc phòng 100 tỷ đồng (nâng từ 750 tỷ đồng lên 850 tỷ đồng).

Riêng về đề nghị mua gạo dự trữ, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên kết luận chỉ dùng 500/1.050 tỷ đồng để mua gạo. 240 tỷ đồng được dành để giảm bội chi ngân sách.

300 tỷ đồng còn lại sẽ hỗ trợ cho Bộ Quốc phòng 100 tỷ đồng và bổ sung cho ba tỉnh Kon Tum, Quảng Bình, Hải Phòng 200 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai và xử lý các công trình, dự án cấp bách.
<

>

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.