Quy trình thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

07/03/2019

Câu hỏi: Xin luật sư tư vấn quy trình thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định đầu tư Việt Nam?

Trả lời: Về vấn đề quy trình thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bạn quan tâm tôi có một số trao đổi như sau:

1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

a) Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư.

b) Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam; hoặc Giấy phép đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 nhưng không đăng ký lại theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

c) Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư; địa điểm đầu tư; quy mô vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

d) Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với trường hợp có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.

đ) Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư ra nước ngoài đối với nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Nhà đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư 08 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án đầu tư quy định tại khoản 1 nêu trên.

3. Nội dung thẩm tra dự án đầu tư gồm:

a) Điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

b) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư.

c) Tính hợp pháp của vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

d) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

4. Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ dự án đầu tư gửi các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được hỏi ý kiến tiến hành thẩm tra hồ sơ dự án đầu tư và có ý kiến bằng văn bản về các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công; quá thời hạn trên mà cơ quan được hỏi không có ý kiến bằng văn bản thì được coi là đã chấp thuận hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.

c) Đối với các dự án đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định này, trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của  Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

d) Đối với các dự án đầu tư không quy định tại Điều 9 Nghị định này, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

đ) Giấy chứng nhận đầu tư được sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

e) Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.

 

Ls Đỗ Đức Khánh www.lienvietluat.com www.asimic.com

.........................................................................................................................................................................

Chuyên mục Tư vấn Luật được sự Công tác tư vấn của Asimic.

Những ý kiến pháp lý của đưa ra chỉ giải đáp cho câu hỏi cụ thể nêu trên. Luật sư của Asimic đã hết sức cố gắng mang đến cho người sử dụng những thông tin cập nhật và có tính thực tiễn. Tuy nhiên, những thông tin cũng như các văn bản luật tham chiếu có thể có những thay đổi vào thời điểm người sử dụng có được những ý kiến này. Hơn nữa, trên thực tế có nhiều văn bản giải thích luật pháp khác nhau, nên để có thể vận dụng luật pháp vào những vấn đề cụ thể, người sử dụng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý của mình hoặc các luật sư của Asimic để được tư vấn cụ thể hơn. Bản quyền Ý kiến pháp lý nêu trên thuộc về công ty tư vấn Asimic, trừ những nội dung trích nguyên văn quy định của pháp luật. Mọi hành vi tái sử dụng Ý kiến pháp lý này mang mục đích thương mại phải được sự đồng ý của Asimic.

Để liên hệ với Luật sư của Asimic

Hãy liên hệ tại địa chỉ www.lienvietluat.com www.asimic.com

Cùng danh mục

Thành lập công ty 100 vốn nước ngoài, thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp. Theo Nghị định 108, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án và thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đầu tư..

Chính sách về đầu tư của Việt Nam

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.