Các đảm bảo về đầu tư của nhà nước Viêt Nam

08/03/2019

Câu hỏi: Xin luật sư tư vấn về các đảm bảo đầu tư của nhà nước Việt Nam đối với nhà đầu tư tại Việt Nam?

Trả lời: Về vấn đề bạn quan tâm tôi có một số trao đổi như sau:

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhà đầu tư được nhà nước Việt Nam đảm bảo các nội dung sau:

1. Bảo đảm về vốn và tài sản

- Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

- Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng.

Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.

- Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài.

- Thể thức, điều kiện trưng mua, trưng dụng theo quy định của pháp luật.

2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại

Để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài các quy định sau đây:

- Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết;

- Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

+ Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước;

+ Xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

+ Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

+ Đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất;

+ Đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

+ Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

+ Đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể.

4. Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài

- Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản sau đây:

+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;

+ Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ;

+ Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài;

+ Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

+ Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.

- Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn.

-  Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

5. Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất

Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát.

6. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách

- Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.

- Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây:

+ Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi;

+ Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế;

+ Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;

+ Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.

- Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể về việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.

7. Giải quyết tranh chấp

- Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật.

- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam.

- Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

+ Toà án Việt Nam;

+ Trọng tài Việt Nam;

+ Trọng tài nước ngoài;

+ Trọng tài quốc tế;

+ Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.

- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.


Ls Đặng Văn Hoàng www.lienvietluat.com www.asimic.com

.........................................................................................................................................................................

Chuyên mục Tư vấn Luật được sự Công tác tư vấn của Asimic.

Những ý kiến pháp lý của đưa ra chỉ giải đáp cho câu hỏi cụ thể nêu trên. Luật sư của Asimic đã hết sức cố gắng mang đến cho người sử dụng những thông tin cập nhật và có tính thực tiễn. Tuy nhiên, những thông tin cũng như các văn bản luật tham chiếu có thể có những thay đổi vào thời điểm người sử dụng có được những ý kiến này. Hơn nữa, trên thực tế có nhiều văn bản giải thích luật pháp khác nhau, nên để có thể vận dụng luật pháp vào những vấn đề cụ thể, người sử dụng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý của mình hoặc các luật sư của Asimic để được tư vấn cụ thể hơn. Bản quyền Ý kiến pháp lý nêu trên thuộc về công ty tư vấn Asimic, trừ những nội dung trích nguyên văn quy định của pháp luật. Mọi hành vi tái sử dụng Ý kiến pháp lý này mang mục đích thương mại phải được sự đồng ý của Asimic.

Để liên hệ với Luật sư của Asimic

Hãy liên hệ tại địa chỉ www.lienvietluat.com www.asimic.com

Cùng danh mục

Thành lập công ty 100 vốn nước ngoài, thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp. Theo Nghị định 108, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án và thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đầu tư..

Chính sách về đầu tư của Việt Nam

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.