Một số điểm mới sửa đổi, bổ sung về thuế TNCN

15/01/2022

Luật thuế TNCN được Quốc Hội thông qua ngày 21/11/2007 đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tài chính của công dân, huy động nguồn lực cho NSNN, góp phần điều tiết hợp lý thu nhập trong dân cư.

Tuy nhiên, sau hơn 4 năm thực hiện, cùng với quá trình vận hành, biến động của tình hình kinh tế - xã hội, một số quy định của Luật đã bộc lộ hạn chế:

(1) Không còn phù hợp với tình hình mới, nhất là mức động viên từ thu nhập của người dân;

(2) Chưa bao quát hết những vấn đề phát sinh trên thực tế;

(3) Một số quy định về thủ tục chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Ngày 22/11/2012, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. Để triển khai thực hiện Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật Thuế TNCN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 (Thông tư số LLL/2013/TT-BTC).

Các nội dung sửa đổi, bổ sung tại Luật Thuế TNCN sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế, cụ thể như sau:<

>

<

>

Một là, thống nhất các văn ban hướng dẫn thực hiện về chính sách thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Do Luật Thuế TNCN lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam nên trong quá trình thực hiện phát sinh nhiều văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung. Các nội dung hướng dẫn về chính sách thuế và quản lý thuế còn đan xen lẫn nhau dẫn đến sự chưa rành mạch, rõ ràng trong thực iện, phải tra cứu nhiều văn bản. Thông tư số 111/2013/TT-BTC đã thống nhất các nội dung hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập cá nhân và một số nguyên tắc chung về quản lý thuế TNCN quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP và thay thế 10 Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.<

>

<

>

Các nội dung hướng dẫn cụ thể về quản lý thuế TNCN (trừ thủ tục, hồ sơ về giảm trừ gia cảnh) được thực hiện theo Thông tư hướng dẫn về quản lý thuế của Bộ Tài chính (Thông tư thay thế Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2013).<

>

<

>

Hai là, chính sách thuế TNCN sửa đổi, bổ sung nhằm giảm mức đóng góp đối với người nộp thuế, từng bước nâng cao đời sống của người dân, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Nhà nước đối với người nộp thuế trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế.<

>

<

>

Sứa đổi mức giảm trừ gia cảnh: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân đã nâng mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu dồng/tháng đối với người nộp thuế và từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc. Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh đã thực hiện được mục tiêu giảm tỷ lệ động viên thuế, phí trên GDP theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020, đảm bảo tính ổn định của chính sách cho giai đoạn sau năm 2014.<

>

<

>

Sửa đổi, bổ sung về đối tượng chịu thuế: Bổ sung một số khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, bao gồm: trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang; phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người Việt Nam đi làm việcở nước ngoài.<

>

<

>

Đối với khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động đối với những sản phẩm bảo hiểm có tích luỹ về phí bảo hiểm chỉ tính vào thu nhập chịu thuế khi doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm, thay cho quy định người sử dụng lao động tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động khi mua bảo hiểm hoặc đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện như trước đây. Trường hợp người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, mua bảo hiểm không bắt buộc khác, đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động mà những sản phẩm bảo hiểm đó không có tích luỹ về phí bảo hiểm thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.<

>

<

>

Bổ sung hướng dẫn không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công đối với các khoản sau: khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn; khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần (trước 01/7/2013 chỉ áp dụng đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam); các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng; khoản tiền học phí cho con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ (trước ngày 01/7/2013 chỉ áp dụng đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có con học tại Việt Nam).<

>

<

>

Sửa đổi, bổ sung một số khoản thu nhập thuộc đối tượng miễn thuế:<

>

<

>

Bổ sung hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng bất động sản là công trình xây dựng trong tương lai và nhà ở hình thành trong tương lai giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.<

>

<

>

Bổ sung tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện được miễn thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.<

>

<

>

Bổ sung khoản học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước bao gồm cả tiền sinh hoạt phí cũng được miễn thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.<

>

<

>

Về căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú: Sửa đối bổ sung nhiều nội dung để thuận tiện cho việc xác định số thuế phải nộp như:<

>

<

>

Đơn giản Biểu tỷ lệ ấn định thu nhập chịu thuế của hộ kinh doanh từ 19 nhóm ngành nghề và theo 5 khu vực thành 4 nhóm ngành nghề, không phân biệt khu vực và thống nhất với thuế giá trị gia tăng.<

>

<

>

Hướng dẫn cụ thể việc quy đổi thu nhập từ tiền lương, tiền không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế để thống nhất thực hiện (trước đây còn có sự không thống nhất trong cách hiểu và thực hiện).<

>

<

>

Sửa đổi căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động bán hàng đa cấp. Theo đó, từ ngày 01/7/2013, tổ chức trả thu nhập cho cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động bán hàng đa cấp từ 9 triệu trở lên, thay cho việc khấu trừ theo tỷ lệ 10% đối với thu nhập từ 1 triệu đồng trở lên như trước đây.<

>

<

>

Sửa đổi thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm cá nhân làm thủ tục chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật (thay cho thời điểm hợp đồng chuyến nhượng bất động sản có hiệu lực như trước đây); thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng (thay cho thời hạn nhận thừa kế, quà tặng như trước đây).<

>

Ba là, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuê thực hiện khai và nộp thuế.<

>

<

>

Sửa đổi bổ sung về đối tượng nộp thuế. Sửa đổi điều kiện xác định cá nhân cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài có nhà thuê để ở tại Việt Nam, theo đó: tăng thời hạn thuê nhà để ở theo hợp đồng thuê từ 90 ngày lên 183 ngày. Việc xác định số ngày thuê nhà căn cứ vào các hợp đồng thuê kể cả trường hợp hợp đồng thuê nhà được ký trước 01/7/2013. Sửa đổi này đã giảm thủ tục hành chính, phiền phức cho người nộp thuế, đơn giản trong quản lý thu thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế.<

>

<

>

Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn: áp dụng thống nhất chính sách thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần, không phân biệt cổ phần của công ty đại chúng hay chưa phải công ty đại chúng như trước đây.<

>

<

>

Về cấp mã số thuế cho người phụ thuộc: việc cấp mã số thuế cho người phụ thuộc thực hiện theo hướng đơn giản: do cơ quan thuế tự động cấp dựa trên thông tin có sẵn tại hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh mà không yêu cầu người nộp thuế phải cung cấp thêm bất kỳ một loại giấy tờ nào khác, không làm tăng thủ tục về hồ sơ cũng như thủ tục về kê khai thuê, không gây phiền hà cho người nộp thuế, không làm ảnh hưởng đến việc giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc đã đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày 1/7/2013 (ngày Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành).<

>

<

>

Về khấu trừ thuế đối vơi người nước ngoài: Việc khấu trừ thuế đối với cá nhân nước ngoài đến Việt nam làm việc trước đây không có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến chưa thống nhất trong việc thực hiện (có tổ chức thì tự khấu trừ theo biểu thuế suất từng phần, có tổ chức thì khấu trừ theo biểu thuế suất toàn phần). Tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC đã bổ sung hướng dẫn các trường hợp cụ thể để áp dụng biểu thuế lũy tiến hoặc toàn phần để khấu trừ thuế đối với cá nhân người nước ngoài, do đó đã xác định khá chính xác số thuế phải nộp khi phát sinh, giảm các trường hợp phải quyết toán thuế, hoàn thuế vào cuối năm.<

>

<

>

Về khấu trừ thuế đối với cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: sửa đổi nâng mức ngưỡng trả thu nhập phải khấu trừ thuế từ 1 triệu đồng lên 2 triệu đồng/1ần đối với cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng (không phân biệt cá nhân có hay chưa có mã số thuế) để phù hợp với mức giảm trừ gia cảnh cũng được điều chỉnh tăng từ l/7/2013, thuận tiện cho tổ chức trả thu nhập khi khấn trừ do mức khấu trừ thống nhất, đồng thời sẽ giảm số lượng cá nhân làm thủ tục hoàn thuế TNCN do đã bị khấu trừ (10%) lớn hơn số thuê phải nộp trong năm.<

>

<

>

Cấp chứng từ khấu trừ thuế: để không làm tăng thủ tục cho tổ chức trả thu nhập khi cấp chứng từ khấu trừ cũng như người nộp thuế trong việc lưu giữ chứng từ khấu trừ thuế, Thông tư số 111/2013/TT-BTC bổ sung hướng dẫn việc cấp chứng từ đối với một số trường hợp cụ thể để phù hợp với thực tế của đối tượng phát sinh khấu trừ thuế nhiều lần trong năm và 1 lần trong năm, cụ thể: đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng: cá nhân có quyền yêu cầu đơn vị chi trả cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế; đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: tổ chức trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng khấu trừ trong một kỳ tính thuế.<

>

<

>

Về khai thuế: Thông tư số 111/2003/TT-BTC hướng dẫn việc giảm tần suất khai thuế như sau: chỉ áp dụng khai thuế theo tháng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên (trước đây là từ 5 triệu đồng trở lên) trừ trường hợp khai thuế giá trị gia tăng theo quý; các trường hợp khác đều thực hiện khai thuế theo quý trừ các trường hợp khai thuế TNCN theo từng lần phát sinh như: thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân cư trú, thừa kế quà tặng, trúng thưởng...; trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải khai thuế để giảm tần suất khai thuế, đơn giản thủ tục hành chính, tại điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế là các tổ chức trả thu nhập.<

>

<

>

Đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 20% thì không phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế như trước.<

>

<

>

Về quyết toán thuế: thực tế quản lý thuế cho thấy, cá nhân kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán, số thuế nộp nhỏ nhưng vẫn phải quyết toán thuế; cá nhân có nguồn thu nhập thường xuyên ổn định từ tiền lương, tiền công mà có phát sinh thêm khoản thu nhập tù nguồn khác ở mức không quá 10 triệu đồng/tháng hoặc có thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế khấu trừ, nộp khoán hoặc kê khai tại nơi phát sinh thu nhập nhưng cuối năm vẫn phải cộng tất cả các nguồn thu nhập để thực hiện quyết toán thuế, làm tăng thêm thủ tục phức tạp, phiền hà cho người nộp thuế.<

>

<

>

Để giảm bớt thủ tục hành chính, giảm khối lượng quyết toán thuế không cần thiết, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP và Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn cụ thể 5 trường hợp sau không phải quyết toán thuế:<

>

<

>

(1) Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp và không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau; (2) Cá nhân, hộ kinh doanh chỉ có thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán; (3) Cá nhân, hộ gia đình chỉ có thu nhập từ cho thuê nhà, quyển sử dụng đất đã thực hiện nộp thuế theo kê khai và không có yêu cầu quyết toán thuế; (4) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 (mười) triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấn trừ thuế tại nguồn nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này; (5) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên còn có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 (hai mươi) triệu đồng đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê, nơi có quyền sử dụng đất cho thuê nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.<

>

<

>

Về hoàn thuế: đơn giản thủ tục cho người nộp thuế bằng cách: việc hoàn thuế được thực hiện theo hồ sơ quyết toán thuế, người nộp thuế không phải làm hồ sơ hoàn thuế; người nộp thuế trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế được lựa chọn: hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế nộp thừa vào số thuế phát sinh kỳ sau để giảm trường hợp phải đến cơ quan thuế để hoàn thuế;<

>

<

>

Sửa đổi chỉnh sách thuế theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP và Thông tư số 111/2013/TT-BTC đã góp phần đáng kể trong việc hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân theo hướng đơn giản và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.<

>

<

>

Vụ Quản lý thuế TNCN <

>

Cùng danh mục

Thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế

Theo Tổng cục Thuế, thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế (NNT) được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế hoặc hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế...

Giải đáp thắc mắc về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (Công văn 2412/TCT-TNCN)

Công văn 2412/TCT-TNCN năm 2014 vướng mắc về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc của cục Thuế tỉnh Kiên Giang do Tổng Cục Thuế ban hành.