Trách nhiệm của đại lý thuế, dịch vụ đại lý thuế

10/10/2018

Dịch vụ đại lý thuế là lĩnh vực mới xuất hiện tại Việt Nam. Các đại lý thuế là công cụ đắc lực của cơ quan thuế trong việc quản lý thuế. Đại lý thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế cho người nộp thuế.

DỊCH VỤ ĐẠI LÝ THUẾ, TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI LÝ THUẾ

Dịch vụ đại lý thuế là dịch vụ mới ra đời tại Việt Nam. Các tổ chức đại lý thuế ra đời đánh dấu bước phát triển mới của ngành thuế Viêt Nam. Đại lý thuế ra đời sẽ cùng chung sức với cơ quan thuế nhà nước thực hiện chế độ thuế Việt Nam hiệu quả hơn. Đại lý thuế là đơn vị thuế thực hiện dịch vụ thuế có những trách nhiệm sau:

1. Đại lý thuế phải lập hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân nộp thuế về phạm vi công việc thủ tục về thuế được uỷ quyền, thời hạn được uỷ quyền, trách nhiệm của các bên và các nội dung khác do hai bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng không trái với quy định của pháp luật. Các đại lý thuế đã đăng ký hành nghề với Tổng cục Thuế và có tên trên danh sách công khai các đại lý thuế đã đăng ký hành nghề trên Website của Tổng cục Thuế mới được thực hiện ký hợp đồng dịch vụ đại lý thuế.

2. Thông báo bằng văn bản cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế về hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế: phạm vi công việc thủ tục về thuế được uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền.

3. Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn theo quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khi làm thủ tục về thuế, đại lý thuế chịu trách nhiệm kê khai hồ sơ thuế, có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế, đóng dấu trên tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế, hồ sơ thuế, hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế và trên hồ sơ thuế phải có cả chữ ký của nhân viên đại lý thuế trực tiếp thực hiện dịch vụ trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa đại lý thuế với tổ chức, cá nhân nộp thuế. Khi ký tên trên các hồ sơ thuế, nhân viên đại lý thuế phải ghi rõ họ, tên và số chứng chỉ hành nghề do Tổng cục Thuế cấp.

4. Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế.

5. Không được thông đồng với công chức quản lý thuế, người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế. Trường hợp đại lý thuế có hành vi thông đồng với tổ chức cá nhân nộp thuế hoặc tự thực hiện các hành vi trốn thuế, khai thiếu thuế, vi phạm thủ tục về thuế thì tổ chức, cá nhân nộp thuế vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sai phạm trên. Đại lý thuế phải liên đới chịu trách nhiệm và phải chịu bồi thường theo hợp đồng đã ký kết với tổ chức, cá nhân nộp thuế.

6. Hàng năm, đại lý thuế cử nhân viên đại lý thuế tham gia khoá học cập nhật kiến thức do Tổng cục Thuế tổ chức.

Chúc bạn thành công!

Cùng danh mục

Năm 2015 sẽ ứng dụng quản lý thuế tập trung

Cùng với việc sửa đổi chính sách, cắt giảm những thủ tục không cần thiết để đơn giản hóa thủ tục hành chính, Tổng cục Thuế đang triển khai ứng dụng hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS). Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 11/2015 sẽ triển khai ứng dụng này trên phạm vi toàn quốc.

Tạo môi trường và cơ hội cho đại lý thuế phát triển

Chia sẻ với gần 300 chuyên gia cao cấp về thuế đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Hội nghị thường niên Hiệp hội tư vấn thuế châu Á- châu Đại Dương (AOTCA) vừa tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cho biết, hiện nay Việt Nam có trên 500 nghìn doanh nghiệp (DN) và 1,2 triệu hộ kinh doanh cá thể, hàng triệu người nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng mới chỉ có 130 công ty đã được cấp phép hành nghề đại lý thuế.