Tính thuế doanh nghiệp nhà thầu nước ngoài

23/10/2018

Theo quy định tại khoản 3 Mục II phần B Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam và Thông tư số 64/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 04 năm 2010 sửa đổi Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ tài chính thì thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu như sau:

Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế.

 

Số thuế TNDN

phải nộp

 

=

Doanh thu

tính thuế TNDN

 

x

Tỷ lệ thuế TNDN

tính trên doanh thu tính thuế

 

3.1. Doanh thu tính thuế TNDN:

a) Doanh thu tính thuế TNDN

Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT, chưa trừ các khoản thuế phải nộp (nếu có) mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).

b) Xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với một số trường hợp cụ thể:

b1) Trường hợp, theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN phải nộp thì doanh thu tính thuế TNDN được xác định theo công thức sau:

 

Doanh thu tính  thuế TNDN

 

=

Doanh thu không bao gồm thuế TNDN

1 - Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

Ví dụ:

Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế là 300.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài với giá trị là 23.000 USD. Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế TNDN, thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài. Việc xác định số thuế TNDN nhà thầu nước ngoài phải nộp như sau:

Xác định doanh thu tính thuế:

 

Doanh thu

tính thuế TNDN

 

=

300.000 + 23.000

(1- 0,05)

 

=

 

340.000,00 USD

b2) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo Mục II Phần B Thông tư này để giao bớt một phần giá trị công việc được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc, giá trị máy móc, thiết bị do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.

Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện khai, nộp thuế theo hướng dẫn tại Điểm 2, Điểm 3 Mục II Phần B Thông tư này.

Quy định này không áp dụng trong trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ việc thực hiện Hợp đồng nhà thầu.

Ví dụ:

Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng (chưa có thuế GTGT) là 10 triệu USD, theo hợp đồng Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 1 triệu USD.

Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau:

 

 

Doanh thu tính thuế TNDN

 

=

 

10 triệu USD – 1 triệu USD

=


 

9 triệu USD

b3) Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp theo Mục III Phần B Thông tư này thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký với Bên Việt Nam. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải nộp thuế TNDN trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài.

b4) Doanh thu tính thuế TNDN đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN không bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.

b5) Doanh thu tính thuế TNDN của hãng hàng không nước ngoài là doanh thu bán vé hành khách, vận đơn hàng không và các khoản thu khác (trừ những khoản thu hộ Nhà nước hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật) tại Việt Nam cho việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và đối tượng vận chuyển khác được thực hiện trên các chuyến bay của chính hãng hàng không hoặc liên danh.

Ví dụ:

Hãng hàng không nước ngoài A trong quý I năm 2009 phát sinh doanh số là 100.000 USD, trong đó doanh số bán vé hành khách là 85.000 USD, doanh số bán vận đơn hàng hoá là 10.000 USD và doanh số bán MCO (chứng từ có giá) là 5.000 USD; đồng thời phát sinh khoản thu hộ Nhà nước (lệ phí sân bay) 1.000 USD, chi hoàn do khách trả lại vé 2.000 USD.

Doanh thu tính thuế TNDN quý I/2009 của Hãng hàng không nước ngoài A được xác định như sau:

Doanh thu tính thuế TNDN = 100.000 – (1.000 + 2.000) = 97.000 USD

Văn phòng bán vé, đại lý tại Việt Nam của Hãng hàng không nước ngoài thực hiện khai thuế TNDN theo mẫu Tờ khai ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện nộp số thuế đã khai vào ngân sách Nhà nước.

b6) Doanh thu tính thuế TNDN của hãng vận tải biển nước ngoài là toàn bộ tiền cước thu được từ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá và các khoản phụ thu khác mà hãng vận tải biển được hưởng từ cảng xếp hàng của Việt Nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ hàng hoá đó (bao gồm cả tiền cước của các lô hàng phải chuyển tải qua các cảng trung gian) và/hoặc tiền cước thu được do vận chuyển hàng hoá giữa các cảng Việt Nam.

Tiền cước vận chuyển làm căn cứ tính thuế TNDN không bao gồm tiền cước đã tính thuế TNDN tại cảng Việt Nam đối với chủ tàu nước ngoài và tiền cước trả cho doanh nghiệp vận tải Việt Nam do đã tham gia vận chuyển hàng từ Cảng Việt Nam đến một cảng trung gian.

Ví dụ:

Công ty A thực hiện làm đại lý cho Hãng vận tải biển X của nước ngoài. Theo hợp đồng đại lý vận tải, Công ty A thay mặt Hãng X nhận hàng vận chuyển ra nước ngoài, phát hành vận đơn, thu tiền cước vận chuyển...

Doanh nghiệp B của Việt Nam thuê Hãng X (qua Công ty A) vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Mỹ với số tiền vận chuyển là 100.000 USD.

Công ty A đã thuê tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam hoặc tàu biển nước ngoài chở hàng từ Việt Nam sang Singapore với tiền cước vận chuyển là 20.000 USD và từ Singapore hàng sẽ được vận chuyển tiếp sang Mỹ bằng tàu của Hãng X.

Doanh thu chịu thuế TNDN của Hãng vận tải biển X của nước ngoài được xác định như sau:

Doanh thu chịu thuế TNDN = 100.000 – 20.000 = 80.000 USD

b7) Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế, doanh thu tính thuế TNDN không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển).

b8) Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.

b9/ Đối với tái bảo hiểm, doanh thu tính thuế TNDN là số tiền phí nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài.

b10/ Đối với chuyển nhượng chứng khoán, trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), chứng chỉ tiền gửi, doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng doanh thu bán chứng khoán, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại thời điểm chuyển nhượng.

b11/ Lãi tiền vay của hợp đồng vay vốn nước ngoài ký trước ngày 01/01/1999 không thuộc đối tượng chịu thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này.

+ Đối với trường hợp việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ không làm thay đổi nội dung về lãi suất, điều kiện thanh toán đã thoả thuận tại Hợp đồng vay vốn và thời gian gia hạn nợ vay ngắn hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng không quá 12 tháng, thời gian gia hạn nợ vay trung hạn, dài hạn tối đa bằng ½ thời hạn cho vay đã thoả thuận trong Hợp đồng vay vốn thì lãi tiền vay không thuộc đối tượng chịu thuế TNDN.

+ Đối với trường hợp ký hợp đồng vay vốn mới nhưng tại hợp đồng vay qui định các điều kiện về lãi suất, điều kiện thanh toán thuận lợi hơn so với hợp đồng vay vốn cũ được ký trước 01/01/1999, việc cho vay để thay thế khoản vay cũ, không thay đổi bên cho vay, thời hạn vay và các điều kiện khác của hợp đồng thì lãi tiền vay không thuộc đối tượng chịu thuế TNDN.

+ Đối với trường hợp việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ không làm thay đổi nội dung về lãi suất, điều kiện thanh toán đã thoả thuận tại Hợp đồng vay vốn nhưng thời gian gia hạn nợ vượt quá thời hạn gia hạn tối đa nêu trên thì khoản lãi tiền vay phát sinh kể từ khi hết thời hạn gia hạn tối đa nêu trên thuộc đối tượng chịu thuế TNDN.

+ Đối với các trường hợp điều chỉnh hợp đồng vay vốn kèm theo sự thay đổi các nội dung chính của hợp đồng như: lãi suất, phương thức cho vay, điều kiện thanh toán, thời hạn cho vay thì các khoản lãi tiền vay phát sinh kể từ khi hết hiệu lực của Hợp đồng vay vốn gốc thuộc diện chịu thuế TNDN.

3.2. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

 

 

STT

 

Ngành  kinh doanh

Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

1

Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hoá, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam

 

1

2

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm

5

3

Xây dựng

2

 

4

Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không)

 

2

5

Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển

2

6

Tái bảo hiểm

2

7

Chuyển nhượng chứng khoán

0,1

8

Lãi tiền vay

10

9

Thu nhập bản quyền

10

b) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với một số trường hợp cụ thể:

b1) Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế khi xác định số thuế TNDN phải nộp căn cứ vào doanh thu chịu thuế TNDN đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo qui định tại hợp đồng. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.

b2) Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, đào tạo, vận hành, chạy thử, nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì tính thuế theo tỷ lệ thuế riêng của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN trên doanh thu tính thuế là 2%.

Ví dụ:

Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam  để xây dựng một nhà máy điện F với giá trị là 70 triệu USD.  Giá trị hợp đồng bao gồm:

+ Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho  công trình: 50 triệu USD

+ Giá trị thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD

+ Giá trị nhà xưởng, hệ thống phụ trợ khác, xây dựng, lắp đặt:10,5 triệu USD

+ Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD

+ Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 1,5 triệu USD.

Trong trường hợp tách riêng được phần giá trị máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ này việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN như sau: đối với giá trị máy móc, thiết bị áp dụng tỷ lệ đối với ngành thương mại; đối với giá trị dịch vụ thiết kế, giám sát lắp đặt, đào tạo, vận hành thử áp dụng tỷ lệ đối với ngành dịch vụ; giá trị công việc xây dựng, lắp đặt (10,5 triệu USD) áp dụng tỷ lệ thuế đối với ngành xây dựng.

Trường hợp không tách riêng được thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng (70 triệu USD).

Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam;

Xem chi tiết toàn văn bản (Download - Tải về).

Thông tư số 64/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 04 năm 2010 sửa đổi Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ tài chính

Xem chi tiết toàn văn bản (Download - Tải về).

Cùng danh mục

Thuế nhà thầu

Thuế nhà thầu là loại thuế đánh vào Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam..

Thuế nhà thầu năm 2010

Thuế nhà thầu năm 2009 được điều chỉnh trong Thông tư 34 /2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.