Nghị định 51 – Bước đột phá trong quản lý, sử dụng hóa đơn

19/02/2022

Doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường sẽ không được tự in hóa đơn đó là nội dung mới được dự kiến trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, dự thảo nghị định còn dự kiến sửa đổi 4 quy định cụ thể: về đối tượng tự in hóa đơn; đặt in hóa đơn; việc bán hóa đơn của cơ quan thuế; điều kiện, trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn.<

>

<

>

Nghị định 51 – Bước đột phá trong quản lý, sử dụng hóa đơn<

>

<

>

Theo báo cáo tổng kết, đánh giá về tình hình thực hiện các quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ (quy định tại Nghị định 51/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2011) khẳng định, sau 2 năm thực hiện, Nghị định 51 đã tạo bước đột phá trong công tác quản lý, sử dụng hóa đơn cũng như công tác cải cách thủ tục hành chính. Các quy định tại NĐ 51 đã tác động tới toàn xã hội, từ các tập đoàn, tổng công ty lớn, DNNN, công ty cổ phần, đến các hộ kinh doanh cá thể; có tác động tích cực đến hoạt động SXKD của tổ chức, cá nhân và cả công tác quản lý của cơ quan thuế. Theo đó, điểm quan trọng nhất của NĐ 51 là, “DN tự tạo hóa đơn để sử dụng dưới hình thức hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử. Kể từ 1/1/2011 cơ quan thuế không bán hóa đơn cho cơ sở kinh doanh là DN; chỉ bán hoặc cấp hóa đơn cho các hộ, cá nhân kinh doanh”. Thực tế, đây là quy định rất quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý hóa đơn bán hàng đối với DN, tổ chức kinh tế và cơ quan thuế, từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chủ động in, quản lý và sử dụng hóa đơn bán hàng của chính đơn vị mình.<

>

<

>

Đặc biệt, việc tự in đã góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, vì DN sẽ không phải đến cơ quan thuế để mua hóa đơn, từ đó giảm chi phí thời gian, cắt giảm thủ tục hành chính phiền hà cho DN, giảm chi phí quản lý của cơ quan thuế, góp phần làm cho chính sách quản lý hóa đơn trở nên minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.<

>

<

>

Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan thuế, bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình triển khai thực hiện, một số vấn đề mới phát sinh, bất cập cần sửa đổi, bổ sung để hạn chế các hành vi gian lận hóa đơn, nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT, làm giảm nghĩa vụ nộp thuế TNDN. Theo đó, đã xuất hiện các đối tượng lợi dụng sự thông thoáng để thành lập nhiều “DN ma” thực tế không kinh doanh, nhưng tự tạo hóa đơn, xuất hóa đơn khống, sử dụng hóa đơn lòng vòng. Mặt khác, một số DN đã sử dụng hóa đơn đặt in của “DN ma” để lợi dụng chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT thông qua mua, bán hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản như cà phê, tiêu, điều và hàng hóa xuất tiểu ngạch qua biên giới đất liền.<

>

<

>

Một số điểm sửa đổi bổ sung<

>

<

>

Trước những bất cập về quản lý, sử dụng hóa đơn như hiện nay, trao đổi với phóng viên, đại diện lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, hiện tại Bộ Tài chính đã hoàn tất dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 51 theo hướng khắc phục những bất cập hiện hành, nhằm ngăn chặn gian lận, chiếm đoạt tiền thuế GTGT và làm giảm nghĩa vụ thuế TNDN, chống gian lận thương mại, đồng thời vẫn tạo thuận lợi cho DN trọng hoạt động SXKD và thực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN. Theo đó có bốn vấn đề cần được xem xét giải quyết.<

>

<

>

Thứ nhất, Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi quy định “Đối tượng tự in hóa đơn”, theo hướng, người kinh doanh là cá nhân không được tự in hóa đơn và bổ sung thêm điều kiện là, tổ chức tự in hóa đơn phải có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in và được chấp thuận cơ quan thuế. Bổ sung nội dung quy định về việc giám sát, quản lý đối với các DN có dấu hiệu vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn, DN có rủi ro và các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ sử dụng máy tính tiền”<

>

<

>

Thứ hai là, sửa đổi quy định về đặt in hóa đơn theo hướng, không cho phép các đối tượng được đặt in hóa đơn, bao gồm: hộ, cá nhân kinh doanh; các DN có dấu hiệu vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn, DN có rủi ro, DN đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn dẫn đến thiếu thuế.  Ngoài ra để quản lý việc đặt in hóa đơn lần đầu, đề xuất bổ sung quy định, “trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, tổ chức có hoạt động kinh doanh, DN phải đăng ký sử dụng hoá đơn đặt in với cơ quan thuế và có văn bản chấp thuận của cơ quan thuế”<

>

<

>

Thứ ba là, sửa đổi quy định về việc bán hóa đơn của cơ quan thuế theo hướng, những đối tượng không được tự in, đặt in hóa đơn sẽ chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế. Theo đó, cơ quan thuế sẽ bán hóa đơn cho một số DN như: DN mới thành lập, DN có dấu hiệu vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn, DN có rủi ro, DN đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn dẫn đến thiếu thuế.<

>

<

>

Thứ tư là, sửa đổi điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn theo hướng nhằm tăng cường kiểm soát đơn vị cung ứng phần mềm tự in hóa đơn. Từ đó cơ quan thuế có thể nắm rõ được số lượng khách hàng được cung cấp phần mềm tự in hóa đơn. Quy định này sẽ được Bộ Tài chính cụ thể hóa bằng thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định về hóa đơn sau khi được Chính phủ ban hành.<

> <

>

<

>

TCT<

>

Cùng danh mục

Phải có hóa đơn rõ ràng mới có thể trao đổi hàng hóa qua biên giới

Cục Thuế Lào Cai vừa có kiến nghị với Tổng cục Thuế, cần có quy định chặt đối với hàng hoá trao đổi mua bán của cư dân biên giới, chợ biên giới. Theo đó, lượng hàng hoá trao đổi phải được thực hiện bảng kê đầy đủ, chứng từ hoá đơn rõ ràng để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.

Công văn 11894/BTC-TCT năm 2014 về xuất hóa đơn bán hàng giá trị gia tăng định kỳ

Công văn 11894/BTC-TCT năm 2014 về xuất hóa đơn bán hàng giá trị gia tăng định kỳ do Bộ Tài chính ban hành