Đề nghị giữ nguyên mức thuế tài nguyên là 10%

20/12/2021

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có công văn gửi Chủ tịch Quốc hội cùng với các bộ trưởng Tài chính và Công Thương để đề nghị giữ nguyên mức thuế tài nguyên là 10% với lý do các doanh nghiệp khai khoáng và sản xuất thép hiện nay đang trong tình trạng rất khó khăn.<

>


<

>

Đề xuất này được đưa ra sau cuộc làm việc giữa VSA với Vụ Chính sách thuế của Bộ Tài chính và một số lãnh đạo doanh nghiệp khai thác quặng sắt và niken quý về việc kế hoạch tăng thuế tài nguyên.<

>

Trong công văn trên, VSA nêu rõ các doanh nghiệp đầu tư vào khai khoáng (quặng sắt, quặng niken) cần lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, có nhiều rủi ro không lường trước được, địa điểm khai thác thường nằm ở khu vực miền núi xa xôi, cơ sở hạ tầng yếu kém, khó khăn tuyển dụng lao động có kỹ thuật cao và ổn định lâu dài. Vì thế, các chính sách của Nhà nước cần có tính nhất quán cao.<

>

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như các khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam, trong các năm gần đây, lượng thép tiêu thụ đã giảm mạnh, trong khi cung vượt xa cầu. Các doanh nghiệp sản xuất thép buộc phải cắt giảm sản lượng, chỉ phát huy được 50-60% công suất thiết kế. Nhiều doanh nghiệp thép đã đang bên bờ vực phá sản.<

>

Trong khi việc tiêu thụ thép gặp nhiều khó khăn, ngành thép còn phải đối diện với thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc. Hơn nữa, khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam thường phải đối diện với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước.<

>

Theo VSA, nếu như Nhà nước tiếp tục tăng thuế tài nguyên đối với quặng sắt và quặng niken từ mức 10% lên 15% làm chi phí sản xuất tăng lên, trong khi giá bán không được tăng do cầu yếu sẽ đẩy các doanh nghiệp thép vào hoàn cảnh khó khăn hơn, khó cạnh tranh với sản phẩm thép nhập khẩu.<

>

VSA cũng thừa nhận thực tế hiện nay còn có một số doanh nghiệp nhỏ, đầu tư không cơ bản, sản xuất nhỏ lẻ. Có doanh nghiệp chỉ đi thu mua quặng sắt của lao động nhàn rỗi đi khai thác thiếu kiến thức công nghiệp và nghề nghiệp, lãng phí tài nguyên, tàn phá môi trường, nhiều trường hợp trốn thuế và phí nên giá bán sản phẩm rất rẻ. Những loại quặng này được thu gom bán cho cá nhân hoặc công ty xuất lậu đi Trung Quốc.<

>

Theo số liệu điều tra và phân tích của nhóm công tác tại cửa khẩu phía Bắc trong năm 2011 và 2012, xuất khẩu quặng sắt lậu rất lớn và chênh lệch giá cao gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho Nhà nước (VSA đã có công văn báo cáo Chính phủ)./.<

>

Theo TTXVN<

>

Cùng danh mục

Nghị định số 59/2014/NĐ-CP hướng dẫn ưu đãi thuế về đất đai đối với các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa

Ngày 16/6/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

Biểu mức thuế suất tài nguyên áp dụng từ 1/2/2014

Ngày 16/12/2013, UBTV Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 về Biểu mức thuế suất tài nguyên áp dụng từ 1/2/2014.