Từ 12/4/2014, Thông tư 29/2014/TT-BTC (Thông tư 29) của BTC sẽ có hiệu lực

30/07/2022

Kể từ 12/4/2014, Thông tư 29/2014/TT-BTC (Thông tư 29) của Bộ Tài chính ban hành sẽ có hiệu lực, đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK). Đây là cơ sở quan trọng để cơ quan hải quan và doanh nghiệp (DN) đồng thuận về mức thuế XNK.

Quy định rõ cách thức mô tả hàng hóa

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XNK.

Thông tư này sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số quy định về mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo; kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế hàng xuất khẩu, nhập khẩu trước và sau khi hàng hóa đã thông quan.

Thông tư 29, quy định rõ hơn về quy cách hàng hóa XNK, nhằm tránh sự bất đồng giữa cơ quan hải quan và DN khi áp thuế.

Điều 1, Thông tư 29 sửa đổi bổ sung Thông tư 205, quy định đáng chú ý về cách thức phân biệt mẫu hàng hóa.

Cụ thể, hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện bao gồm:

Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa, có cùng mã số theo phân loại của Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền.

Hơn nữa, hàng hóa nhập khẩu về cơ bản đáp ứng các điều kiện là hàng hóa nhập khẩu giống hệt nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa thì vẫn được coi là hàng hóa nhập khẩu giống hệt.

Hàng hóa nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.

Bổ sung khái niệm về phí bản quyền

Thông tư 29 cũng quy định cách thức xây dựng và căn cứ tính thuế của cơ quan hải quan từ các nguồn thông tin tham chiếu.

Thứ nhất, căn cứ từ nguồn thông tin về giá xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự và đã được cơ quan hải quan chấp nhận trị giá tính thuế do doanh nghiệp khai báo tại hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế;

Thứ hai, từ nguồn thông tin về kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả tham vấn, kết quả điều chỉnh giá, kết quả phúc tập về trị giá tính thuế do Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Thứ ba, từ nguồn thông tin kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và gian lận thương mại; từ kết quả giải quyết khiếu nại về trị giá tính thuế do Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan thực hiện, được cập nhật tại hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế.

Bên cạnh đó, nguồn thông tin tham chiếu tính thuế còn căn cứ từ thông tin về giá giao dịch trên thị trường thế giới và từ cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an, ngân hàng thương mại hoặc do các Bộ, ngành, cơ quan thuế, Hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan hải quan.

Đặc biệt, trong Thông tư 19, Bộ Tài chính bổ sung một số khái niệm về phí bản quyền. Quy định này nhằm ngăn ngừa tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, chống thất thu phí bản quyền.

Cụ thể, phí bản quyền, phí giấy phép phải trả để được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ nếu hàng hóa nhập khẩu được bán lại nguyên trạng tại thị trường Việt Nam hoặc được gia công chế biến đơn giản sau nhập khẩu và hàng hóa nhập khẩu có gắn nhãn hiệu hàng hóa khi bán tại thị trường Việt Nam.

Phí bản quyền, phí giấy phép phải trả để được sử dụng sáng chế, bí quyết kỹ thuật hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác thể hiện trên hợp đồng mua bán, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nếu sáng chế…

Theo mof.gov.vn

Cùng danh mục

Dự thảo thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng vàng trang sức giảm còn 0 - 2 %

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Thông tư sửa đổi quy định thuế suất thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng vàng trang sức, kỹ nghệ và các sản phẩm khác bằng vàng.

Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản xuống 0%

Ngày 03/11/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có công văn số 186/2014/CV-VASEP v/v góp ý về sửa đổi thuế nhập khẩu ưu đãi theo cam kết WTO năm 2015 đối với một số mặt hàng.