Sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt nhằm định hướng tiêu dùng

27/06/2022

Ngay sau khi Bộ Tài chính công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), nhiều ý kiến đóng góp khá sâu sắc, giúp Ban Soạn thảo phân tích, nghiên cứu để đưa một sắc thuế đảm bảo chính sách đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi; góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng...

Đảm bảo chính sách đơn giản, minh bạch

Theo Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 (điểm b khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ) thì nội dung cải cách thuế TTĐB  là: “Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tượng chịu thuế TTĐB để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu, ôtô… để điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; nghiên cứu, bổ sung quy định về giá tính thuế đối với một số trường hợp hợp tác, phân công giữa các nước trong chuỗi sản xuất toàn cầu, bảo đảm điều tiết công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.”

Qua tổng hợp kinh nghiệm các nước, xu hướng chung của các nước hiện nay là tăng cường vai trò của thuế tiêu dùng như thuế giá trị gia tăng, thuế TTĐB, đồng thời từng bước giảm dần thuế suất thuế thu nhập để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, khuyến khích lao động.

Chia sẻ quan điểm, tại cuộc hội đàm với Đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa kỳ ASEAN mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho rằng, quan điểm, mục tiêu sửa đổi thuế TTĐB bên cạnh định hướng tiêu dùng, hạn chế các mặt hàng có hại cho sức khỏe cho người dân, đảm bảo bình đẳng kinh doanh giữa các doanh nghiệp, đồng thời thu thuế TTĐB cũng hướng tới mục tiêu đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước; đảm bảo chính sách đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế .

“Các đề nghị về chính sách thuế TTĐB, Bộ Tài chính sẽ xem xét trong quá trình sửa đổi Luật thuế TTĐB. Tuy nhiên, mức thuế  hiện nay của Việt Nam ở mức trung bình trong khu vực, các hàng hóa chịu thuế TTĐB liên quan đến môi trường, tiêu hao năng lượng, sức khỏe cộng đồng, vì vậy mức thuế có tác dụng định hướng tiêu dùng.” - Thứ trưởng Trung cho biết.

Điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng

Trước những ý kiến về việc tại sao không giảm thuế TTĐB đối với xe mô tô dung tích 125 phân khối trở lên của một số doanh nghiệp Hoa Kỳ, Thứ trưởng Trương Chí Trung đã ra những lập luận, dẫn chứng cụ thể.

“Ban Soạn thảo vẫn tiếp tục nhận những ý kiến đóng góp từ các bộ, ngành, các tổ chức xã hội, các hiệp hội, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế TTĐB. Sau khi tổng hợp, Ban Soạn thảo sẽ nghiên cứu, phân tích, và đưa ra giải trình cụ thể các phương án đề ra” - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính Phạm Đình Thi.<

>

Thực tế, tại Việt Nam, xe mô tô có dung tích xi lanh trên 125 phân khối chủ yếu là loại xe tay ga, có giá trị lớn, chủ yếu được sử dụng và lưu thông ở các thành phố lớn, người sử dụng phần đông là bộ phân dân cư có thu nhập cao.

Theo quan điểm chung, việc đưa loại xe này vào diện chịu thuế TTĐB cơ bản không ảnh hưởng đến các đối tượng sử dụng là bà con nông dân và người lao động.

Vì vậy, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB vẫn quy định xe mô tô loại này thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB để định hướng tiêu dùng, khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.

Thứ trưởng Trương Chí Trung nói: “Việc áp dụng thuế suất đối với xe mô tô trên 125 phân khối là 20% là phù hợp với mức thu nhập của đối tượng sử dụng loại xe này và cũng phù hợp với đối tượng mới đưa vào diện chịu thuế TTĐB.  Còn nếu giảm xuống mức 10% sẽ không đạt được mục tiêu điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng.”

Theo Ban Soạn thảo của Bộ Tài chính, nước giải khát không cồn tuy là đồ uống yêu thích của nhiều người tiêu dùng, nhưng sử dụng quá mức sẽ gây nguy cơ tới sức khỏe của con người. Nhiều chuyên gia y tế quốc tế đã cảnh báo một số tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng hàng ngày hoặc quá mức như: Gây béo phì, mỡ máu, tiêu đường, bệnh gút và tăng nguy cơ bị ung thư,…

Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, bên cạnh giải pháp như tuyên truyền ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng quá mức nước ngọt có ga không cồn, nhiều nước đã sử dụng công cụ thuế TTĐB đối với loại đồ uống này.

Các nước và vùng lãnh thổ áp dụng thuế TTĐB đối với loại thức uống này như: Anh, Pháp (7,16 france trên 1hectolitre,  Thái Lan áp dụng thuế suất tương đối kết hợp với thuế suất tuyệt đối ( 20% và 0,45 baht/440cc), Campuchia (10%), Lào (20%).

Để định hướng điều tiết tiêu dùng đối với nước giải khát có ga không cồn  mở rộng đối tượng chịu thuế, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung loại nước này vào đối tượng chịu thuế TTĐB và áp dụng mức thuế suất 10 %.

<

>

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

Cùng danh mục

Thuốc lá có thể bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên đến 145%

Để đạt mục tiêu Chính phủ đề ra và trên cơ sở thuế suất tăng thêm 10% sẽ làm tiêu dùng giảm 5%, đại diện của Vinacosh tính toán thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải tăng từ 65% lên 105% vào năm 2015 và tăng lên 145% vào năm 2018.

Đề nghị bổ sung mặt hàng nước ngọt có ga không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB

Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ Tài chính đề nghị bổ sung mặt hàng nước ngọt có ga không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB, với mức thuế suất 10%. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến tranh luận về việc áp dụng thuế TTĐB đối với mặt hàng này.