Về việc đăng ký sử dụng tiếp số lượng vé, hóa đơn đường sắt đã in còn tồn do thay đổi thuế suất thuế GTGT( VAT)

14/11/2018

Tại công văn số 738/TCT-TVQT của tổng cục thuế trả lời công văn số 220/ĐS-TCKT ngày 11/02/2009 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về việc đăng ký sử dụng tiếp số lượng vé, hoá đơn đường sắt đã in còn tồn với số lượng lớn do thay đổi thuế suất thuế GTGT; Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày  21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 13/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định nêu trên về việc giảm thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn; để bảo đảm cho sản xuất vận tải đường sắt hoạt động liên tục và tiết kiệm chi phí cho đơn vị, Tổng cục Thuế đồng ý để Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được tiếp tục sử dụng đối với số vé, hoá đơn đường sắt các loại đã được chấp thuận theo công văn số 3510TCT/AC ngày 13/10/1998; số 2043TCT/AC ngày 18/5/2000 và số  2473/TCT-TVQT ngày 30/6/2008 của Tổng cục Thuế. Cụ thể như sau:
- Số vé, hoá đơn đường sắt các loại đã in theo mức thuế suất thuế GTGT 5% và 10% được sử dụng từ ngày 01/02/2009 đến hết ngày 31/12/2009, sau khi đã đóng dấu thay đổi mức thuế suất: “Thuế suất thuế GTGT 10% x 50%” .
- Khi in mới, các loại vé, hoá đơn đường sắt phải in sẵn trên vé: “Thuế suất thuế GTGT 10% x 50%” và được dùng đến hết ngày 31/12/2009.
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam in và sử dụng các loại vé, hoá đơn từ ngày 01/01/2010 với dòng thuế suất thuế GTGT 10%.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải thực hiện việc đăng ký và báo cáo tình hình sử dụng vé, hoá đơn với cơ quan Thuế theo quy định.

Cùng danh mục

Lựa chọn ngân hàng làm đại lý hoàn thuế GTGT tại cảng biển quốc tế

Tổng cục Hải quan vừa có công văn trao đổi với Ngân hàng Nhà nước về việc dự định lựa chọn ngân hàng làm đại lý hoàn thuế GTGT cho khách nước ngoài mua hàng mang theo khi xuất cảnh tại 3 cảng biển là Khánh Hội, Đà Nẵng và Cam Ranh.

Giải pháp chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng

Nhận diện ra các hành vi gian lận qua hoàn thuế giá trị gia tăng để từ đó đề ra biện pháp phòng chống hiệu quả là hết sức quan trọng vì các DN đã sử dụng rất nhiều cách thức và thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.