Thuế Bảo vệ môi trường : Cần lộ trình thích hợp

05/11/2018

Xung quanh dự thảo Luật Thuế Bảo vệ môi trường trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, nhiều ý kiến cho rằng: bước đầu áp dụng luật nên xem xét, áp dụng theo lộ trình, lựa chọn những đối tượng phù hợp với trình độ phát triển của VN, bảo đảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.<

>

Nhiều ý kiến còn cho rằng, đối với những mặt hàng đang chịu phí môi trường như xăng, dầu, than, nhựa, hóa chất... khi đưa vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường thì không nên tiếp tục chịu phí môi trường.

Bổ sung thêm đối tượng ?

Theo dự thảo Luật Thuế Bảo vệ môi trường trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII sẽ có 5 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế. Trong đó: Đối với xăng dầu: Mức thuế tối đa trong khung quy định là 4.000 đồng/lít xăng, 2.000 đồng/lít dầu (tương đương khoảng 25% giá bán hiện hành); Đối với than: Mức thuế tối thiểu bằng mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hiện hành là 6.000 đồng/tấn (tương đương khoảng 1% giá bán). Mức thuế tối đa là 30.000 đồng/tấn (tương đương khoản 5% giá bán); Đối với túi nhựa xốp: Để tác động mạnh đến hành vi của người sử dụng, mức thu từ 20.000- 30.000 đồng/kg (tương đương khoảng 100-150% giá bán hiện hành. Đối với nhóm thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng: mức thu thuế từ 500 - 2.000 đồng/kg thuốc cho nhóm thuốc sử dụng trong nông nghiệp và mức 1.000 - 3.000 đồng/kg cho 3 nhóm thuốc còn lại có trong danh mục...

Một số ý kiến chưa tán thành với quy định về đối tượng chịu thuế trong Dự thảo luật vì cho rằng, hiện nay không chỉ có 5 nhóm hàng hóa quy định tại Điều 3 của Dự thảo luật là tác động xấu đến môi trường mà còn nhiều mặt hàng khác, đặc biệt là các loại hóa chất độc hại, các sản phẩm độc hại... tác động trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người đã được quy định trong nhiều văn bản. Vì vậy, để bảo đảm tính bao quát, công bằng của luật, đề nghị  rà soát lại danh mục hàng hóa, nghiên cứu danh mục sản phẩm gây ô nhiễm môi trường trong các văn bản liên quan, các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, khảo sát thêm thực tiễn để bổ sung đối tượng chịu thuế dựa trên nguyên tắc: đã là sản phẩm gây tác động tiêu cực đến môi trường thì phải thuộc diện chịu thuế. Và đề nghị bổ sung vào đối tượng chịu thuế một số mặt hàng như chất tẩy rửa, hạt nix... Trên cơ sở đó lý giải cụ thể về căn cứ quy định đối tượng chịu thuế, đối tượng gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa thuộc diện chịu thuế.

Có chồng chéo ?

Theo dự thảo luật, dự kiến số thu thuế bảo vệ môi trường thu được theo mức thuế tối thiểu khung khoảng 14.300 tỷ đồng/năm, với mức thu tối đa khung khoảng 57.000 tỷ đồng/năm.

Theo ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách của Quốc hội: Có sự khác nhau về tính chất giữa thuế bảo vệ môi trường và phí môi trường. Nếu thuế được thu vào sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường khi sử dụng thì phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm (thu vào các chất thải ra trong quá trình sản xuất). Vì vậy, vẫn phải áp dụng cả phí môi trường và thuế bảo vệ môi trường ở những công đoạn khác nhau. Đối với sản phẩm đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, mỗi sắc thuế có tính chất khác nhau, điều chỉnh đối tượng, hành vi khác nhau; không thể lấy sắc thuế này thay thế sắc thuế khác. Vì vậy, sẽ có mặt hàng vừa là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK, thuế NK... song cũng vẫn là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.

<

>Luật thuế bảo vệ môi trường là chính sách tài chính mới ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, song không tránh khỏi tác động nhất định đến sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thông qua việc tăng giá hàng hóa... Vì vậy, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ hơn về tác động của việc ban hành luật đối với sản xuất, kinh doanh, với người tiêu dùng; tập trung đánh giá cụ thể những mặt trái phát sinh khi áp dụng chính sách, từ đó có giải pháp xử lý hữu hiệu; đồng thời xác định lộ trình áp dụng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.<

>

Phan Nam<

> <

>

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.