Khai thuế và quyết toán thuế đối với trường hợp nhiều người cùng góp vốn, cùng tham gia kinh doanh, cùng đứng tên trong một đăng ký kinh doanh

10/11/2018

CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

- Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 của Quốc hội;

- Nghị định 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;

- Thông tư 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;

TƯ VẤN:

Khai thuế đối với trường hợp nhiều người cùng góp vốn, cùng tham gia kinh doanh, cùng đứng tên trong một đăng ký kinh doanh kể cả trường hợp cho thuê nhà, mặt bằng có đồng sở hữu (gọi chung là nhóm kinh doanh) thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ và nộp thuế theo phương pháp kê khai:

1) Khai tạm nộp thuế thu nhập cá nhân quý: Cá nhân đại diện cho nhóm kinh doanh khai thuế tạm nộp quý theo mẫu số 08A/KK-TNCN. Doanh thu, chi phí tạm tính trong quý được xác định như đối với cá nhân kinh doanh đã thực hiện đúng chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ.

- Đại diện nhóm kinh doanh tạm phân bổ thu nhập chịu thuế cho từng cá nhân trong nhóm theo quy định phân chia thu nhập (khoản 6 mục I phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC) như sau:

“6.1. Theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh hoặc

6.2. Theo thỏa thuận của các cá nhân; hoặc

6.3. Theo số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thỏa thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân.

Trên cơ sở thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân cùng tham gia kinh doanh đã xác định theo nguyên tắc phân chia nêu trên, từng cá nhân được giảm từ gia cảnh, giảm trừ từ thiện, nhận đạo, khuyến học, các khoản bảo hiểm bắt buộc để xác định thu nhập tính thuế và số thuế thu nhập cá nhân phải nộp riêng cho từng cá nhân.

Ví dụ: Ông A, ông B, ông C cùng đứng tên trong một đăng ký kinh doanh, cùng tham gia kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh).

- Trường hợp trong đăng ký kinh doanh có nêu rõ tỷ lệ góp vốn của từng cá nhân là: Ông A: 50%, ông B: 30%, ông C: 20%; giả sử thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân năm X là 300 triệu đồng và mỗi cá nhân có số người phụ thuộc là 2 người, trong năm không phát sinh các khoản đóng góp từ thiện. Số thuế Thu nhập cá nhân mỗi cá nhân phải nộp được xác định như sau:

- Bước 1: Xác đinh thu nhập chịu thuế của từng cá nhân:

Ông A = 300 x 50 % = 150 triệu đồng.

Ông B = 300 x 30 % =  90 triệu đồng.

Ông C = 300 x 20 % =  60 triệu đồng.

- Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế của từng cá nhân

Ông A = 150 – [ (4 triệu đồng x 12 tháng) +(1,6 triệu đồng x 2 người x 12 tháng)] = 63,6 triệu đồng.

Ông B = 90 – [ (4 triệu đồng x 12 tháng) +(1,6 triệu đồng x 2 người x 12 tháng)] = 3,6 triệu đồng.

Ông A = 60 – [ (4 triệu đồng x 12 tháng) +(1,6 triệu đồng x 2 người x 12 tháng)] =  - 26,4 triệu đồng.

Vậy ông C có thu nhập trong năm X chưa đến mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

- Bước 3: Xác định số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp trong năm của cá nhân có thu nhập đến mức phải nộp thuế:

Căn cứ biểu thuế lũy tiến từng phần:

Ông A = (60 triệu đồng x 5 %) + (3,6 triệu đồng x 10 %) = 3,36 triệu đồng.

Ông B = 3,6 triệu đồng x 5 % = 180.000 đồng”

- Số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp sẽ được tính riêng cho từng cá nhân của nhóm kinh doanh trên cơ sở thu nhập tạm phân bổ cho từng cá nhân, gia cảnh của từng cá nhân và biểu thuế. Căn cứ số thuế thu nhập cá nhân tmaj tính cho từng cá nhân, đại diện nhóm kinh doanh nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo chứng từ nộp ngân sách riêng cho từng thành viên.

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

 

2) Khai quyết toán

- Đối với nhóm kinh doanh, cá nhân đứng tên đại diện cho nhóm kinh doanh lập hồ sơ khai quyết toán theo mẫu số 08B/KK-TNCN để xác định thu nhập chịu thuế chung của cả nhóm và thu nhập chịu thuế của từng cá nhân được phân chia theo quy định nêu trên.

- Mỗi cá nhân trong nhóm kinh doanh được nhận 01 bản chính của tờ khai quyết toán của nhóm và thực hiện khai quyết toán thuế của cá nhân.

- Hồ sơ quyết toán thuế đối từng cá nhân trong nhóm kinh doanh gồm:

+ Tờ khai quyết toán thuế của nhóm cá nhân kinh doanh theo mấu số 08B/KK-TNCN.

+ Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN, phụ lụcj theo mẫu số 09C/PL-TNCN.

+ Các chứng từ đã tạm nộp thuế thu nhập cá nhân trong năm.

- Nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là Chi cục thuế nơi nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

3) Thời hạn nộp thuế đối với nhóm cá nhân kinh doanh cá nhân trong nhóm chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Cùng danh mục

Thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế

Theo Tổng cục Thuế, thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế (NNT) được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế hoặc hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế...

Giải đáp thắc mắc về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (Công văn 2412/TCT-TNCN)

Công văn 2412/TCT-TNCN năm 2014 vướng mắc về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc của cục Thuế tỉnh Kiên Giang do Tổng Cục Thuế ban hành.