Xác định đối tượng là người phụ thuộc để tính thuế TNCN

13/10/2018

Xác định đối tượng là người phụ thuộc để tính thuế TNCN được hướng dẫn như thế nào?<

>

Tại công văn số 360/TCT-TNCN ngày 01 tháng 02 năm 2010 của Tổng cục Thuế  trả lờicông văn số 1817/CT-TNCN ngày 16/11/2009  của Cục thuế tỉnh Lào Cai về những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân. Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

l.Về việc xác định đối tượng là người phụ thuộc:
- Theo hướng dẫn tại tiết  3.1.4, điểm 3, mục I Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân thì người phụ thuộc bao gồm: “ Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú”.

 

- Theo hướng dẫn tại điểm 1.2, Điều 2 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn: "người ngoài độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.

Đối với người phụ thuộc là ông bà nội, ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột, anh chị em ruột; cháu ruột và các cá nhân khác còn phải thoả mãn thêm điều kiện là người không nơi nương tựa mà người đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng ".

- Theo hướng dẫn tại điểm 2 công văn số 13144/BTC-TCT ngày 17/9/2009  của Bộ Tài chính thì: "Các đối tượng nêu trên được tính là người phụ thuộc để xác định giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế. Trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại phải thoả mãn thêm điều kiện là người không nơi nương tựa mà đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng".
Căn cứ hướng dẫn nêu trên thì:

Đối với ông bà nội, ông bà ngoại để được xác định là người phụ thuộc phải thỏa mãn thêm điều kiện là người không nơi nương tựa mà đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng.

Trường hợp con riêng của vợ hoặc chồng nếu mẹ đẻ hoặc bố đẻ đã kê khai giảm trừ người phụ thuộc thì bố dượng hoặc mẹ kế không được kê khai là người phụ thuộc.

Trường hợp con trên 18 tuổi đang học phổ thông trung học, bổ túc văn hoá, đang học nghề tại các trường đào tạo nghề, trung tâm hướng nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm, đang học đại học tại chức tại các trường đại học, đang học trên đại học (học thạc sỹ cả trong và ngoài nước) không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá 500.000vnđ/tháng được tính là người phụ thuộc để được giảm trừ gia cảnh theo quy định của Luật thuế TNCN.


2. Đối với hoạt động chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế bất động sản là tài sản chung của hai vợ chồng cho con riêng của bố (hoặc mẹ):
Về vấn đề này, Tổng Cục Thuế đã có hướng dẫn cụ thể tại điểm 2 công văn số 3320/TCT-TNCN ngày 13/8/2009 gửi Cục thuế tỉnh Tuyên Quang (bản photocopy đính kèm).

3.Chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất:
- Theo hướng dẫn tại tiết 2.1, điểm 2, mục III Phần A Thông tư số 84/2009/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn việc miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất thì: " Cá nhân có nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất theo quy định này là cá nhân chuyển nhượng chỉ có quyền sở hữu một căn nhà duy nhất hoặc chỉ có quyền sử dụng một thửa đất duy nhất ở Việt nam, kể cả trường hợp trên thửa đất đó đã hoặc chưa được xây dựng nhà"

- Tại Điều 2, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì: "Việc miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân chuyển nhượng nhà ở, đất ở này đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng"

Như vậy, trong trường hợp cá nhân chỉ có quyền sử dụng một thửa đất ở duy nhất ở Việt Nam mà thửa đất này đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm  quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho nhiều người cùng đứng tên trong một hợp đồng chuyển nhượng thì thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở của cá nhân đó được xác định là thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất ở duy nhất được miễn thuế TNCN.

4.Các khoản phụ cấp được trừ khi tính thuế TNCN:
Theo hướng dẫn tại điểm 1 công văn số 3221/TCT-TNCN ngày 7/8/2009 của Tổng cục Thuế về việc xác định khoản phụ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công thì: "ngoài những khoản phụ cấp quy định tại tiết điểm 2.2, khoản 2, mục II, phần A Thông tư 84/2008/TT-BTC thì chỉ đối với những lĩnh vực, ngành nghề mang tính chất đặc thù mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp riêng thì những khoản phụ cấp, trợ cấp này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN."

Như vậy, trong trường hợp các ngành (Tòa án, Viện kiểm sát, Y tế, Giáo dục,…) đang được hưởng phụ cấp theo Thông tư liên tịch giữa Bộ chủ quản với Bộ LĐ-TBXH, nếu các khoản phụ cấp đó là những khoản phụ cấp đặc thù phù hợp với các khoản phụ cấp được trừ theo hướng dẫn tại các văn bản nêu trên thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

Cùng danh mục

Thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế

Theo Tổng cục Thuế, thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế (NNT) được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế hoặc hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế...

Giải đáp thắc mắc về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (Công văn 2412/TCT-TNCN)

Công văn 2412/TCT-TNCN năm 2014 vướng mắc về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc của cục Thuế tỉnh Kiên Giang do Tổng Cục Thuế ban hành.