Tiếp tục đưa ra các sửa đổi bổ sung thủ tục hành chính thuế nhằm tạo điều kiện cho Doanh nghiệp

13/01/2023

Nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc và giảm thiểu thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh sự phát triển, sau khi đưa ra Thông tư 119/2014/TT-BTC hướng dẫn và bổ sung 7 thông tư về thuế nhằm cải cách và đơn giản thủ tục hành chính, Bộ tài chính hoàn tất dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều tại nghị định quy định về thuế và đang trình Chính phủ - có nội dung cơ bản như sau:

Khoản chi phúc lợi trực tiếp cho người lao động được tính vào chi phí tính thuế TNDN

Mục tiêu tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho DN phát triển đã được cơ quan soạn thảo thể hiện ngay trong nội dung sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN khi đề xuất: “Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà DN có hoá đơn, chứng từ theo quy định như: chi đám hiếu, hỷ của người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch hoạ, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động ở quê xa và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; tổng số chi khống quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế”.<

>

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi, khuyến khích các DN yên tâm mở rộng đầu tư hoạt động SXKD, dự thảo NĐ đã bổ sung thêm các quy định về ưu đãi đầu tư, cụ thể là: mở rộng ưu đãi đối với các khu công nghiệp nằm trong địa bàn thuộc quận của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc TW và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ huyện kể từ ngày 01/01/2009; cho phép các dự án được coi là thành phần của dự án đầu tư được cấp phép lần đầu nếu thực hiện theo tiến độ thì được hưởng ưu đãi thuế như đối với dự án đầu tư lần đầu; trường hợp dự án đầu tư của DN đang được hưởng ưu đãi thuế mà giai đoạn 2009-2013 có đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên trong quá trình SXKD thì phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này kể từ năm 2014 cũng được hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại mà dự án đang áp dụng. Riêng đối với các DN dệt may đáp ứng tiêu chí xuất khẩu nhưng bị chấm dứt ưu đãi thuế do thực hiện cam kết WTO, để đảm bảo được hưởng các quyền lợi chính đáng, công bằng và thống nhất như các DN khác, dự thảo NĐ đã bổ sung quy định về nguyên tắc ưu đãi thuế. Theo đó, DN còn thời gian được hưởng ưu đãi thuế sẽ được lựa chọn kết hợp không đồng thời, đồng bộ ưu đãi về thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại kể từ năm 2007 đối với hoạt động dệt, may hoặc kể từ năm 2012 đối với hoạt động khác, tương ứng với các điều kiện ưu đãi thuế mà thực tế DN đáp ứng.<

>

Về vấn đề thuế TNDN đối với chênh lệch do đánh giá lại tài sản của DNNN khi cổ phần hoá, nếu theo quy định hiện hành thì khoản chênh lệch này DN phải tính và nộp thuế. Tuy nhiên, thực tế quá trình thực hiện cổ phần hoá DNNN từ 2012 đến nay cho thấy, phần chênh lệch do đánh giá lại tài sản cố định vẫn được ghi tăng phần vốn nhà nước tại DN, nhưng do không bố trí được nguồn tiền để nộp thuế nên không thực hiện được nghĩa vụ với Nhà nước, làm chậm tiến trình cổ phần hoá DN. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc này, dự thảo NĐ đề xuất không thu thuế đối với chênh lệch do đánh giá lại tài sản của khi cổ phần hoá, sắp xếp, đổi mới DNNN.<

>

Thêm 3 trường hợp không phải quyết toán thuế TNCN<

>

Trong phần nội dung sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 65/2013/Đ-CP ngày 27/6/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN, dự thảo NĐ không chỉ dành quyền ưu tiên cho cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán và bất động sản được lựa chọn một trong hai phương pháp nộp thuế TNCN (theo giá từng lần chuyển nhượng hoặc theo thu nhập tính thuế chuyển nhượng trong năm đối với chứng khoán và theo giá từng lần chuyển nhượng hoặc theo thu nhập tính thuế từng lần chuyển nhượng đối với bất động sản), mà còn đề xuất miễn việc thực hiện quyết toán thuế TNCN cho 3 trường hợp, đó là: cá nhân nộp thuế theo mức 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần; cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán; cá nhân là đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp đã được tổ chức chi trả thu nhập khấu trừ thuế TNCN. Ngoài ra, tại dự thảo NĐ, Bộ Tài chính còn trình Chính phủ cho phép khoản lợi ích người lao động nhận được là nhà ở do DN xây dựng cho công nhân làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp được trừ khỏi thu nhập chịu thuế để góp phần giải quyết khó khăn cho các đối tượng thuộc diện và đảm bảo hài hoà với những người đang được hưởng chế độ nhà công vụ.<

>

DN chỉ phải kê khai thuế TNDN 1 lần trong năm<

>

Nhằm mục tiêu giảm số lần và số giờ làm thủ tục kê khai, nộp thuế, cùng với những quy định tại Thông tư 119/2014/TT-BTC về cải cách, đơn giản thủ tục hành chính, tại dự thảo NĐ, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung tại Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế. Cụ thể là: nâng mức doanh thu để khai thuế GTGT theo quý từ 20 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng; DN được tạm nộp số thuế TNDN phát sinh theo quý và thực hiện kê khai quyết toán thuế chung theo năm, trừ trường hợp kê khai theo từng lần phát sinh đối với thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, để rút ngắn thời gian làm thủ tục giải thể DN, dự thảo NĐ quy định rõ: “Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của DN trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế từ người nộp thuế trong trường hợp chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình DN, giải thể, chấm dứt hoạt động. Riêng trường hợp DN giải thể, chấm dứt hoạt động, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế cơ quan thuế đặt hàng và sử dụng kết quả của các công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế để thực hiện kiểm tra quyết toán thuế của DN nhanh chóng, thuận lợi”.<

>

Ngoài ra, để góp phần thu hút đầu tư đối với những dự án lớn, dự án trọng điểm, cũng là giải quyết kịp thời vướng mắc kiến nghị của DN về quy định áp dụng biện pháp ưu tiên trong quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, ngoài các điều kiện ràng buộc tại Nghị định 83/2013/NĐ-CP hiện hành, dự thảo NĐ đã bổ sung quy định: đối với DN có quy mô đầu tư lớn, dự án trọng điểm quốc gia, dự án đầu tư ưu tiên được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước khi cấp phép đầu tư, giao Bộ Tài chính xem xét, công nhận DN ưu tiên khi chưa đáp ứng điều kiện về 2 năm hoạt động để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và đánh giá độ tin cậy của cơ quan hải quan, trên cơ sở đó sẽ áp dụng biện pháp ưu tiên khi DN thực hiện xây dựng cơ sở vật chất của dự án.<

>

Với việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung kịp thời hệ thống cơ chế, chính sách; triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp về tăng cường kỷ cương kỷ luật, nâng cao hiệu suất làm việc, trách nhiệm công vụ..., Bộ Tài chính đang hiện thực hoá quyết tâm giảm hơn 200 giờ nộp thuế cho DN ngay trong năm nay. <

>

Cùng danh mục

Đề xuất hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm đối với ngành công nghiệp

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 3/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.

Đề xuất xóa bỏ tiền phạt chậm nộp thuế

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 3/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.